Long Thành là một huyện trực thuộc tỉnh Đồng Nai – là một trong những điểm đến lý tưởng cho du khách thập phương quan tâm đến du lịch tâm linh hay tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của con người Việt Nam. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi bình yên để tạm thoát khỏi cuộc sống hiện đại náo nhiệt, hãy cùng AVIGO tìm hiểu 10 ngôi chùa nổi tiếng tại Long Thành qua bài viết dưới đây.
Nên đi Long Thành bằng xe gì?
Cách TP.HCM khoảng 50km, du khách có thể đến Long Thành bằng nhiều cách khác nhau, nhưng thuận tiện nhất là đi xe khách, xe ô tô hoặc xe máy:
Đi xe khách đến Long Thành: bạn có thể lựa chọn các nhà xe hoạt động tuyến TP.HCM – Vũng Tàu như AVIGO, Hoa Mai, Vie Limousine… Bạn cũng có thể lựa chọn thuê xe ô tô để có nhiều không gian riêng tư hơn, nhưng hãy nhớ lựa chọn những nơi cho thuê xe an toàn, uy tín để tránh những rủi ro không đáng có. AVIGO CAR – dịch vụ cho thuê xe theo hợp đồng với hệ thống xe đa dạng từ: sedan, SUVs cho đến xe limousine 11 – 17 – 19 chỗ. Hoặc nếu bạn còn trẻ và đam mê trải nghiệm, bạn có thể tự lái xe ô tô hoặc xe máy đến Long Thành cũng là một lựa chọn thú vị.
Tu viện Phước Hải
Chùa Phước Hải mặc dù tọa lạc tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, nhưng vị trí lại giáp ranh với Vũng Tàu nên thường được gọi là Chùa Phước Hải Vũng Tàu. Được xây dựng từ năm 1990, do kiến trúc sư Đoàn Hồng Dũng thiết kế cùng với sự góp ý đến từ Ni sư Thích Nữ Như Như. Đây là ngôi chùa thuộc phái Bắc Tông nên mang rất nhiều đặc điểm kiến trúc của Phật Giáo.
Mặc dù được đặt tên chính thức là Tu viện Phước Hải, nhưng người dân địa phương và du khách thường gọi nó là chùa bún riêu. Điều này bắt nguồn từ việc nơi đây thường đón tiếp khách bằng món bún riêu chay ngon và nổi tiếng.
Với quy mô không hoành tráng và quá khang trang như các tu viện hay chùa khác trên địa bàn, Tu viện Phước Hải vẫn có nhiều điều đặc biệt đáng chú ý thu hút sự quan tâm của các du khách và người hành hương. Trước năm 1999, tu viện này được biết đến với cái tên Chùa Phước Hải.
Tuy nhiên, sau đó, các tăng ni và cộng đồng địa phương đã cùng nhau đóng góp tiền và sức lực để tái tạo và tu bổ cho ngôi chùa, đổi tên thành Tu viện Phước Hải. Mặc dù vậy, với những người dân địa phương hay những người đã từng đến thăm chùa, cái tên Chùa Phước Hải vẫn quen thuộc và được sử dụng thường xuyên.
Thiền Viện Thường Chiếu
Thường Chiếu là một trong những thiền viện đầu tiên được xây dựng tại Đồng Nai và là một trong các thành viên của hệ thống Trúc Lâm thiền viện thuộc hệ phái Bắc Tông. Nằm tại số 01, tổ 23, ấp 1C, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 44km và nằm trên đoạn cây số 76 – 77 trên quốc lộ 51 đường đi từ Sài Gòn đến Vũng Tàu.
Thiền viện này được thiền sư Thường Chiếu (pháp danh Thích Thanh Từ) sáng lập năm 1974 và được đặt tên theo tên của ông. Thiền Viện Thường Chiếu đã trở thành một điểm đến yên bình và thu hút nhiều người từ khắp nơi tìm kiếm sự tĩnh lặng và cân bằng trong cuộc sống. Thiền viện được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của ngôi chùa Thiền, với không gian rộng lớn và hài hòa với thiên nhiên xung quanh.
Thiền Viện Viên Chiếu
Thiền Viện Viên Chiếu là thiền viện đầu tiên thuộc thiền phái Trúc Lâm được xây dựng tại Phước Bình, Long Thành, Đồng Nai. Thiền viện này được hòa thượng Thích Thanh Từ khai sáng năm 1975. Ban đầu, Thiền viện chỉ là một chòi lá đơn sơ với diện tích chỉ khoảng 40 mét vuông và nằm trong một khu Nông Thiền. Sau đó, khi ngôi thiền viện bị xuống cấp trầm trọng vào năm 1978, các sư cô trong thiền viện đã cố gắng sửa sang để làm nơi tu hành và sinh hoạt.
Cho đến năm 1993, thiền viện mới được xây dựng lại với quy mô lớn hơn và khang trang hơn rất nhiều. Tên gọi của Thiền Viện Viên Chiếu được đặt bởi hòa thượng Thích Thanh Từ, hai chữ Viên Chiếu có nghĩa là soi sáng được tất cả mọi vạn vật một cách trọn vẹn. Trụ trì còn hy vọng rằng con người sử dụng trí tuệ của mình để hiểu được hết ý nghĩa các bộ kinh pháp (kinh Bát Nhã, Vạn Pháp).
Thiền Viện Trúc Lâm Trí Đức
Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức, thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, nằm tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Với lối kiến trúc mang đậm phong cách Phật Giáo, đây là một trong những thiền viện rộng lớn và đẹp nhất khu vực.
Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức được khởi công vào tháng 5 năm 2009, và đã được khánh thành vào tháng 1 năm 2020. Mặc dù vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và bổ sung, thiền viện đã trở thành một địa điểm nghiên cứu và thực hành Thiền tông.
Vào ngày chủ nhật của tuần thứ hai mỗi tháng, thiền viện sẽ tổ chức sinh hoạt đạo tràng cho hàng ngàn Phật tử đến tham gia các hoạt động như tụng kinh, sám hối, ngồi thiền, thọ trai, và nghe giảng pháp. Du khách có thể tham quan cả hai viện Tăng và Ni, tuy nhiên, vào giờ thiền, du khách không được phép vào. Ngoài ra, việc đi vào khu Ni sẽ bị hạn chế.
Không gian Thiền Viện Trúc Lâm Trí Đức mang lại cảm giác yên tĩnh và thoải mái cho khách du lịch. Giữa chốn thiền môn thanh vắng, và một vùng kiến trúc rộng rãi với nhiều cây xanh. Tiếng chuông chùa reo vang đầy thức tỉnh, tâm trạng con người cũng trở nên tĩnh lặng và thư thái, hành vi cũng mặc nhiên nhẹ nhàng và có ý thức hơn.
Chùa Cổ Đàm
Chùa Cồ Đàm, với kiến trúc mô típ hoa sen mang dáng vẻ thanh thoát, nằm bên quốc lộ 51 hướng về Vũng Tàu, thuộc số 120 Ấp 8, Xã An Phước, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai. Vị trụ trì là Tỷ khưu Thích Chơn Thiện.
Bước chân vào cổng chính, ta sẽ thấy tôn tượng Đức Phật Gotama tọa thiền dưới cội Bồ-đề. Sân Điện Phật có tượng Đức Phật Đản sanh ngự trên đài sen bảy tầng trông rất độc đáo. Hai bên tường ngôi Chánh điện đắp những bức phù điêu về lịch sử Đức Phật từ Đản sanh đến Niết bàn đường nét tinh xảo. Theo con đường nhỏ bên phải, du khách sẽ đến đầu hồi gian tiền đường để chiêm bái tượng Đức Phật Niết bàn.
Cách Chánh điện khoảng 10m, du khách sẽ thấy một bình Bát Vạn Lộc khổng lồ (cao 7m, rộng hơn 9m). Toàn bộ kiến trúc công trình được sơn màu nhũ vàng. Đây là một ý tưởng sáng tạo qua thiết kế của vị trụ trì trẻ. Chùa Cồ Đàm có nét vô cùng độc đáo, không giống bất cứ một ngôi chùa nào trên đất nước ta.
Nếu có dịp đi ngang qua thị trấn Huyện Long Thành, đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm bái Chùa Cồ Đàm với lòng trọng vọng những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Chùa Quốc Ân Khải Tường
Chùa Quốc Ân Khải Tường nằm tại địa chỉ số 18 đường Đất Mới, xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai và được trụ trì bởi Thượng tọa Thích Lệ Trang. Ngôi chùa này được khởi công xây dựng vào năm 2013 với diện tích khoảng hơn 20 ha. Hiện nay, chùa Quốc Ân Khải Tường đang hoàn thiện các hạng mục để trở thành ngôi chùa đẹp nhất và có quy mô lớn nhất của tỉnh Đồng Nai cũng như lớn nhất của Đông Nam Bộ.
Điều đặc biệt hơn, chùa Quốc Ân Khải Tường gìn giữ bức tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới. Khi đến tham quan chùa này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp toàn cảnh của ngôi chùa cùng với kiến trúc độc đáo và tráng lệ.
Chùa Bạch Liên
Nằm tại xã An Phước, huyện Long Thành, chùa Bạch Liên nổi tiếng với vườn tượng Phật lộ thiên lớn nhất Việt Nam, bao gồm 6 cảnh Phật: Phật đản sanh, Phật khổ hạnh, Phật xuất gia, Phật thành đạo, Chuyển pháp luân, Phật nhập Niết bàn. Tượng Phật được chạm khắc tỉ mỉ, với đường nét tinh tế tạo nên sự hoành tráng cho từng pho tượng. Khuôn viên chùa rộng rãi, thoáng mát với rất nhiều cây cối, tạo nên sự nên thơ nhưng không kém phần linh thiêng cho nơi đây.
Chùa Pháp Hoa Long Thành
Chùa Pháp Hoa theo Phật giáo Bắc tông nằm trên đường Lý Thái Tổ, thuộc ấp Phước Lý, xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Mặc dù chỉ là một không gian Phật tự nhỏ, nhưng chùa Pháp Hoa cũng mang lại cảm giác thanh tĩnh, gần gũi cho khách tham quan với chánh điện đơn sơ, mảnh sân nhỏ xanh mát và các tượng Phật giáo, tiểu cảnh dân gian.
Phật Tích Tòng Lâm
Phật Tích Tòng Lâm là một trong những điểm đến nổi tiếng của huyện Long Thành, tọa tại Long Phước, Long Thành, Đồng Nai. Quần thể kiến trúc cụm chùa này có những đặc trưng văn hóa độc đáo và rất đẹp mắt. Trong không gian tràn đầy bóng râm của các cây cổ thụ, du khách cảm thấy thanh thản và thoải mái. Dòng suối thiên nhiên chảy ngang qua chùa tạo nên một cảm giác yên tĩnh và dễ chịu. Nước suối mát lạnh có thể hạ nhiệt ngọn lửa trần tục mỗi khi khách thập phương dùng đến nên được đặt tên là suối “giải thoát”.
Cảnh quan ở Phật Thích Tòng Lâm càng thêm phần tôn nghiêm bởi cụm tượng Phật đồ sộ, nhất là ở Bạch Liên tự. Khác với tượng Quan Âm trước chánh điện Phật Tích Tòng Lâm, tượng Phật Thích Ca trên tòa sen, tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn của chùa Bạch Liên được đặt trong các bảo tượng đài. Riêng cụm tượng “lục cảnh động tâm” tạo ra những Phật tích mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc
Tất cả không gian được tô nền bằng màu trắng, tạo nên một không gian thanh tịnh, vô nhiễm. Ni sư Thích nữ Như Linh, trụ trì chùa Bạch Liên cho biết, bông sen trắng là biểu tượng của sự tinh khiết và vô nhiễm của người chân tu, cho nên màu trắng được chọn làm màu chủ đạo của các công trình tại Phật Tích Tòng Lâm. Vì thế, cụm tượng Phật tích màu trắng nguyên sơ ở đây đã làm cho Phật Tích Tòng Lâm trở nên độc đáo, có sức hấp dẫn về du lịch, văn hóa.
Phật Tích Tòng Lâm trở thành điểm tham quan yêu thích của du khách, đặc biệt vào những ngày cuối tuần và các dịp đại lễ. Khi đến đây, du khách không chỉ cảm nhận được sự thanh tịnh và yên bình trong tâm hồn mà còn để lại sau lưng những nỗi lo đời thường. Tựa như đóa sen trắng nổi lên giữa màu xanh mênh mông của nền trời, Phật Tích Tòng Lâm với kiến trúc chùa trắng tinh khiết giữa rừng tòng làm tạo nên một vẻ đẹp mỹ học độc đáo của miền đông Nam bộ.
Thông tin liên hệ
AVIGO – Đưa niềm vui, chở nụ cười
- Hotline – 1900 63 69 67
- Zalo – 0989 578 467
- Facebook – AVIGO
- Tik Tok – avigo.com.vn